top of page

Hãy chia sẻ bài viết này để giúp cho những thông điệp và chân lý đến được với nhiều người hơn!

Cảm ơn bạn đã đóng góp vào kiến tạo một xã hội mới đầy thấu cảm, an yên và yêu thương!

 

3 vấn đề tâm lý lớn nhất dọc suốt đời người - nguyên nhân khiến một người không thể sống an nhiên!



Có nhiều người cả đời cứ mãi hoài vật vã kiếm tìm sự giải thoát, mong muốn được hạnh phúc, tự do, được là chính bản thân mình và thử rất nhiều phương pháp khác nhau, nhưng rồi đâu đó trong thẳm sâu tâm hồn vẫn chưa thấy thoả mãn, chưa thấy thực sự tự do, chưa cảm nhận được hạnh phúc đích thực.


Trong bài viết này chúng ta cùng xem xét 3 vấn đề tâm lý lớn nhất dọc suốt đời người - những nguyên nhân khiến cho một người ko thể thực sự sống hạnh phúc, tự do, và an nhiên là chính mình!


1. Tích lũy kéo dài của cảm giác không hài lòng trong cuộc sống, bởi những gì một người khát khao/mong cầu không đạt được như ý, hoặc những kỳ vọng, mường tượng mà một người tin rằng mình cần phải có được hay cần phải trở thành, không thành hiện thực và không mang lại niềm vui, hạnh phúc dài lâu.


Biểu hiện: Người đó luôn phải gồng mình để cố gắng tỏ ra ổn/ bình thường/ hài lòngtrong các mối quan hệ, môi trường sống hay làm việc, và cảm thấy áp lực khi phải cố

gắng đạt được/ khớp vào những tiêu chí mà gia đình, xã hội cho là cần/nên. Vì sự cố gắng đó mà người đó ngày càng cảm thấy mệt mỏi với cuộc sống và những vai trò/ trách nhiệm của bản thân, ko hiểu mình cần gì, muốn gì, sống và cố gắng để làm gì; ko cảm thấy mình được sống thật với chính mình mà luôn phải sống với những nghĩa vụ và những lớp vỏ bọc/mặt nạ nào đó. Từ đó gây nên những mâu thuẫn nội tâm, cảm giác mệt mỏi, chán nản.


Hệ quả: Người đó dần trở nên u uất, buồn chán, hoặc oán giận, xa lánh những người xung quanh; hằn học và đổ lỗi cho hoàn cảnh và môi trường xung quanh gây nên bế tắc của bản thân, chán ghét gia đình, xã hội, chán ghét chính bản thân mình; cảm thấy mình là một kẻ thất bại, cô độc, ko được thấu hiểu, ko ai quan tâm, yêu mến; và cảm thấy mình ko làm được điều gì có ý nghĩa trong đời.


Nguyên nhân:

Khi một người nhìn thế giới, nhìn cuộc đời thông qua những niềm tin và những giá trị sai lệch xây dựng dựa trên niềm tin của số đông, của gia đình, xã hội (mọi người tin như thế, bảo như thế), người đó luôn phải gồng mình chạy theo và sống với những mục tiêu hư ảo và xa rời những gì là chân thật nhất trong sâu thẳm chính mình.


Sự lệch pha giữa những cảm nhận chân thật trong sâu thẳm tâm hồn, với việc người đó phải sống với những lề lối, trách nhiệm, khuôn khổ, hệ thống niềm tin và thói quen phản ứng/ tương tác có điều kiện theo xu hướng của số đông, khiến cho họ mất dần sự kết nối với bản thân mình và ngày càng đi lệch khỏi mục đích sống thực sự và bản thể của chính mình.

-->

Giải pháp:

- Gỡ bỏ những niềm tin sai lệch, những lối mòn trong suy nghĩ, và những nhầm tưởng về mục đích sống của bản thân và ý nghĩa của cuộc sống này.

- Tìm kiếm những giá trị chân thực, chuyển hóa lối sống và sống thật với chính mình.


Mời bạn tham khảo các video/bài viết dưới đây:

- Thanh lọc tâm trí - Hiểu về bản ngã và tâm trí có điều kiện/bị lập trình theo niềm

tin của số đông


- Ngừng so sánh bản thân với người khác


- Ý nghĩa cuộc sống


2. Chấn động về tâm lý (khi gặp biến cố lớn trong cuộc sống, hoặc bị lạm dụng/ bạo hành, thiếu sự yêu thương, tôn trọng, chở che thời ấu thơ), tạo nên cảm giác hoang mang, lo sợ, mất niềm tin vào những người xung quanh, mất niềm tin vào cuộc đời, dễ bị tổn thương, hình thành ác cảm đối với một số tuýp người và một số kiểu hoàn cảnh/môi trường sống.


Biểu hiện: Chấn động tâm lý thường để lại dư chấn mạnh hơn ở những người nhạy cảm, và thường là kết quả của điều kiện/môi trường sống quá khắc nghiệt, hoặc một sự thay đổi, mất mát đột ngột, hoặc sự ngược đãi, lạm dụng, đối xử một cách vô tình (do sự thiếu nhận thức, thiếu nhạy cảm) của những người xung quanh (đặc biệt nếu đó lại là chính những người thân nhất, gần nhất) --> người đó bị choáng ngợp (shock), hoang mang, hoảng sợ và suy sụp tinh thần. Người đó hoặc thu mình lại để tự vệ, do mất niềm tin vào thế giới và những người xung quanh họ, hoặc ra sức kiểm soát để làm chủ được tình thế và gò ép môi trường/ những con người xung quanh mình sao cho trùng khớp với lý tưởng mà họ tin rằng phải như thế mới là đúng/ tốt/ nên, phải như thế họ (hay những người họ quan tâm, yêu thương) mới được bình an, hạnh phúc.


Hệ quả: chấn động tâm lý gây ra những cảm xúc mạnh và đột ngột, khiến một người hoang mang, mất phương hướng, ko hiểu được điều gì đang diễn ra trong chính mình.

Khi có những điều ko mong muốn xảy ra trong cuộc đời, người đó cảm thấy bất lực, bức xúc, thất vọng về sự bất công ở đời, và vô thức vật vã đấu tranh với đời, với những người xung quanh, hay phóng chiếu nỗi uất giận của mình lên những tuýp người gợi nhắc đến nỗi đau của họ, để tìm kiếm sự công bằng cho những gì mà 'lẽ ra' mình ko đáng phải chịu, hay 'lẽ ra' mình xứng đáng có được; đổ lỗi, oán giận những người xung quanh đã ko bao bọc, yêu thương, thấu hiểu, chở che cho mình, hoặc tự dằn vặt bản thân mình vì cảm thấy bất lực, bế tắc.

Người đó dần khoác lên mình những lớp vỏ bọc và vai diễn, tỏ ra mình ổn, tỏ ra mạnh mẽ, hoặc lạnh lùng, vô cảm, bất cần để tự vệ và né tránh những 'tổn thương'; và đôi lúc vô thức ra sức tìm kiếm sự thấu hiểu, yêu thương, chở che từ người khác để có một chỗ dựa tinh thần mà bám víu lấy, và để cảm thấy sự tồn tại của mình có giá trị, có ý nghĩa.


Nguyên nhân:

Phản ứng tự vệ/phòng thủ sinh tồn của bản ngã bị kích hoạt và vì thế người đó luôn ở trong trạng thái hoang mang, lo lắng, bất an, phòng vệ cho bản thân, khó mở lòng, khó tin tưởng, dễ bị tổn thương, dễ cảm thấy cô đơn, lạc lõng; luôn khao khát được thấu hiểu, quan tâm, bao bọc, nhưng lại luôn cảm thấy ko an toàn, ko tin tưởng vào môi trường và những người xung quanh.


--> Giải pháp:

- Nhìn nhận lại sự việc một cách khách quan và chuyển hóa ý nghĩa của sự việc gây nênchấn động tâm lý đó (với sự chỉ dẫn của một người có tâm giác ngộ, thấu hiểu, từ bi).

- Thoát ra khỏi sự kiểm soát của bản ngã và vai trò nạn nhận.

- Nuôi dưỡng lòng thấu hiểu, từ bi trong chính mình, kết nối với những gì đang thực sự hiện hữu trong thực tại.


Mời bạn tham khảo các video/bài viết dưới đây:

- Hiểu đúng về 'Chữa lành'


- Thông điệp từ Vũ trụ - Đừng tiếc nuối hay đổ lỗi cho quá khứ


- Thanh lọc tâm trí - chuyển hóa cảm xúc thành tâm từ bi


- Yêu bản thân nhưng đừng nhầm lẫn với yêu bản ngã


3. Hoang mang không biết 'đâu là mình', 'mục đích sống của mình là gì', 'vị trí của mình ở đâu giữa cuộc đời này'. (Thường là giai đoạn sau của vấn đề 1 và 2) Mâu thuẫn nội tâm, hoang mang về cuộc đời, về những nỗi đau trong đời, hoang mang về chính bản thân mình và lý do mình tồn tại... khi sống quá lâu trong sự giả dối của những vỏ bọc/ mặt nạ, vai trò/ vai diễn mình đang mang, những giá trị sai lệch trong hệ thống niềm tin của gia đình, xã hội, và góc nhìn thiếu toàn diện, mang tính vị kỷ của bản ngã.


Đây là lúc một người ra sức đi tìm kiếm lối thoát, tìm kiếm chính mình để trả lời cho câu hỏi: Tôi là ai? sinh ra trên đời để làm gì? Cuộc sống có ý nghĩa gì? Rồi sẽ đi đâu về đâu?, và ra sức kiếm tìm lời giải đáp trong việc thực hành tâm linh, thần học/năng lượng học, nghiên cứu sách vở, tham gia các khóa học, thử nghiệm các phương pháp tự trợ để tìm kiếm con đường giải thoát cho chính mình khỏi những hoang mang, buồn đau, bất mãn ở đời.

-->

Giải pháp:

- Hiểu về hành trình tiến hóa tâm thức (mình đã và đang trải qua giai đoạn nào, chặng đường tiếp theo sẽ có mô típ ra sao), nhận thức được bản chất của thực tại và vị thế thực sự của mỗi con người trong Vũ trụ.

- Từ bỏ những vai diễn/mặt nạ/trách nhiệm tự tạo và những mục tiêu hư ảo, thay đổi toàn diện lối sống, và sống với những gì chân thực nhất trong chính mình

- Sống với lòng thấu hiểu, từ bi, yêu thương giành cho tất cả mọi người và cho chính bản thân mình, kết nối và vui sống với những gì đang thực sự hiện hữu trong thực tại.


Mời bạn tham khảo các video/bài viết dưới đây:

- Tỉnh thức là gì?


- Quay vào bên trong là gì và như thế nào?


- Bài viết 5 giai đoạn tỉnh thức:


- Thử thách trên hành trình tỉnh thức:


- Bản ngã tâm linh


- Rèn luyện quan sát suy nghĩ. Thiền và mấu chốt của thực hành thiền




=> BÀI TẬP LIÊN HỆ BẢN THÂN


Bạn có thể dành một chút thời gian mỗi ngày để:

- Viết ra những MÔ TẢ CHI TIẾT về từng vấn đề đã và đang khiến bạn cảm thấy hoang mang, bất mãn, buồn/đau giữa đời.

- Sau đó hãy giành thời gian suy ngẫm và viết câu trả lời cho các câu hỏi sau:


1. Nếu nói ngắn gọn chỉ trong 1 câu nói cho từng vấn đề kể trên, điều gì là điều

khiến bạn cảm thấy bất mãn/ không hạnh phúc, không bình an?

2. Chính xác là từ khi nào và từ sự việc nào bạn bắt đầu cảm thấy như vậy?

3. Có phải chỉ vì các sự việc kể trên khiến bạn có những cảm giác này, hay trước đó

còn có sự việc/ hoàn cảnh nào khác trong quá khứ hay thời thơ ấu cũng đã gây

ra cảm giác tương tự? Hãy viết lại chi tiết.

4. Trong 3 loại nguyên nhân chính như phân tích ở trên, theo bạn đâu là nguyên nhân

gây nên từng vấn đề của bạn?

5. Dựa vào sự phân tích về 3 loại nguyên nhân ở trên, hãy viết ra/ mô tả những gì bạn

hiểu về phương hướng để tháo gỡ những vấn đề đó.


Trong các chương trình retreat được tổ chức hàng tháng, Athena đã đang và sẽ dẫn dắt các bạn nhìn thấu và tháo gỡ những vấn đề mình đang gặp phải trên hành trình tìm kiếm an yên, tỉnh thức, và đưa ra những chỉ dẫn cụ thể hơn cho mỗi người.

Hẹn gặp bạn trong retreat gần nhất cùng Athena & Hành trình an yên nhé. !



280 views1 comment
bottom of page