top of page

Hãy chia sẻ bài viết này để giúp cho những thông điệp và chân lý đến được với nhiều người hơn!

Cảm ơn bạn đã đóng góp vào kiến tạo một xã hội mới đầy thấu cảm, an yên và yêu thương!

 

Bạn đang ở đâu trên hành trình tỉnh thức (P1): TÔI mơ hồ trong những giả định về chính mình

1: TÔI mơ hồ trong những giả định về chính mình

Ta bắt đầu có cảm giác mơ hồ rằng có một điều gì đó cao hơn, sâu xa hơn so với cuộc sống đời thường mà ta vốn biết đến và sống với.

Ở giai đoạn đầu tiên của quá trình Tỉnh thức, chúng ta hầu như chưa hề nghi ngờ về thực tế cuộc sống mà mình đang sống. Ta cố thủ trong ý thức đám đông, cứ thế tồn tại và đều đặn trải qua mỗi ngày trong giới hạn ràng buộc của hệ thống các quy chuẩn văn hóa, xã hội. Ta thường không đặt câu hỏi về thực tại hoặc kiếm tìm câu trả lời ngoài phạm vi những hoạt động sống cần thiết cơ bản. Sự định vị và định nghĩa mà mỗi người có về bản thân mình đều xoay quanh những thông tin cá nhân, những vai trò mà ta nắm giữ trong một cấu trúc tập thể, văn hóa, xã hội, tôn giáo/tín ngưỡng nhất định.


Trong giai đoạn này ta thường thấy mình là “nạn nhân” của hoàn cảnh sống và những sự việc, những mối quan hệ xung quanh và tin rằng những yếu tố ngoại cảnh đó là những lý do khiến cho ta không hoàn toàn hài lòng, hạnh phúc trong cuộc sống.


Sống trong vô thức với hệ thống suy nghĩ và niềm tin được lập trình sẵn và vận hành tự động, một hệ quả tất yếu là cuộc đời ta diễn biến theo các công thức, quy chuẩn, khuôn khổ. Ta nhìn mọi thứ chỉ với hai màu đen - trắng, phán xét tốt - xấu, đúng - sai rạch ròi. Mỗi người gần như đều mặc định nhìn thế giới bằng những định nghĩa cứng nhắc đã được cài đặt sẵn trong tâm trí.


Bị thôi thúc bởi khát khao được hòa nhập, được chấp nhận, ở giai đoạn này, thông thường ta “phải” hy sinh nhu cầu cá nhân, thỏa hiệp đánh đổi những giá trị của bản thân để được là một phần của cộng đồng mà ta đang sống, như gia đình mình, bạn bè, đồng nghiệp, hay cả nền văn hóa, sắc tộc… Giá trị bản thân lúc này bị đánh đồng, phụ thuộc và gắn liền với cách mà người khác nhìn nhận, đánh giá về ta, hay vị trí mà ta đảm nhận trong cộng đồng và môi trường mà mình đang sống và làm việc.


Bởi lúc này Bản Ngã nắm trọn quyền kiểm soát, nên ta lầm tưởng và tin rằng mình chính là Bản Ngã, mà không hề băn khoăn hay nghi ngờ rằng ta còn là một điều gì đó lớn lao hơn rất nhiều.


Ở giai đoạn đầu này, ta tin rằng hạnh phúc hoàn toàn đến từ những yếu tố ngoại thân. Vì thế, để đạt được hạnh phúc, ta thường cố gắng kiểm soát, giành quyền sở hữu, hoặc thay đổi những yếu tố bên ngoài, như hoàn cảnh sống, môi trường làm việc, điều kiện vật chất, những con người xung quanh mình, thậm chí cố gắng kiểm soát cả cách mà người khác sống và hành xử, và cách họ nhìn nhận về mình như thế nào, vv.


Dù cố gắng để điều khiển và làm chủ cuộc sống của mình với mong muốn được an yên và hạnh phúc, nhưng những niềm tin cố hữu trong tâm trí và chuỗi phản ứng vô thức lại nắm quyền điều khiển chính suy nghĩ và cảm xúc của ta, gây ra những rối ren, mâu thuẫn, muộn phiền, thất vọng. Bởi không nhìn thấy mối liên hệ giữa suy nghĩ, niềm tin trong tâm trí với những chuỗi cảm xúc và phản ứng của mình, ta không thể kiến tạo thực tại một cách thông tỏ, sáng suốt.


Dù vậy, vẫn có những dấu hiệu đầu tiên của Tỉnh thức xuất hiện trong giai đoạn này, đó là cái cảm giác dù rất mơ hồ, chớp nhoáng, nhưng vẫn khiến ta chú ý, nó âm ỉ nhen nhóm trong ta rằng có một điều gì đó khác, quan trọng hơn, ý nghĩa hơn, chân thực hơn về cuộc sống này. Và ta dần cảm thấy mình cần phải kiếm tìm…

 
 
 

Comments


© 2022 by Hành trình An yên

  • Facebook Social Icon
  • YouTube
  • Instagram
bottom of page