top of page

Hãy chia sẻ bài viết này để giúp cho những thông điệp và chân lý đến được với nhiều người hơn!

Cảm ơn bạn đã đóng góp vào kiến tạo một xã hội mới đầy thấu cảm, an yên và yêu thương!

 

Tỉnh thức là gì? Như thế nào là một người tỉnh thức?

Mỗi chúng ta thường bắt đầu chặng đường của mình khi cảm thấy mệt mỏi với những cảm xúc quằn quại, cao trào, lên xuống cực độ, bất mãn - không hài lòng trong cuộc sống. Ta thường hay đổ lỗi cho những người xung quanh hoặc môi trường, xã hội, và cảm thấy hoang mang, không biết phải làm sao để thoát ra khỏi sự quằn quại, bế tắc, đau khổ trong đời...


Đỗ lỗi cũng không giải quyết được vấn đề... nên đến một lúc bạn bắt đầu đi tìm kiếm cách thức, con đường để giải cứu cho chính mình từ việc tu học/ tâm linh, mong tìm được bình an, yên vui giữa cuộc đời, từ việc tìm đến những cái bài giảng, những vị thầy, những cuốn sách, những khóa học, ..., rồi thử nghiệm thực hành các phương pháp, như thiền, yoga, ho'oponopono, chữa lành với thanh âm, năng lượng, vv...


Tuy nhiên, suốt quá trình tìm kiếm này, chúng ta vẫn thường xuyên đổ lỗi cho bên ngoài. Bản ngã của mỗi người vẫn chưa chấp nhận được việc soi vào chính mình, để thấy sự tự tôn luôn coi mình là trung tâm của vũ trụ, đặc biệt, hơn người, sự thèm khát, kỳ vọng, chỉ trích, đánh giá, ganh tị, so sánh thiệt hơn,... không ngừng nghỉ trong tâm trí của chính mình...


Nếu bạn đã đạt đến cái điểm bình an rồi, bạn chắc chắn không còn phải cất công tìm kiếm. Nhưng bạn vẫn đang tìm! Điều đó cho thấy bạn chưa cảm thấy ổn, chưa được như ý. Mà chưa như ý có nghĩa là cảm thấy bất mãn. Bất mãn là không hài lòng.


Cảm giác này trong đạo Phật gọi là 'khổ', hay 'đau khổ'. Nhưng nhiều khi nghe đến từ 'đau khổ' bạn thấy không phải là cái liên quan đến mình. Không biết rằng thứ bạn đang đi tìm thực ra là cách thức, con đường để thoát ra khỏi 'đau khổ', bạn thành ra cứ ra sức tìm kiếm những định nghĩa màu mè về tâm linh, về tỉnh thức... nhưng rốt cục chúng vẫn không giúp bạn thoát ra khỏi được những cảm giác khó chịu, bất an, bất mãn, căng thẳng, thất vọng, bức xúc... trong cuộc sống của mình.


Chỉ khi bạn hiểu được rằng: đằng sau sự tìm kiếm mỏi mòn là ước muốn thoát ra khỏi đau khổ, lúc đó bạn mới nhận ra: để thoát ra khỏi đau khổ, bạn cần nhận thức được nguyên nhân thực sự gây ra những cái đau khổ của chình mình.


Nguyên nhân của những khổ đau đó, chung quy lại là từ bản ngã và tâm trí của bạn mà ra. Thấm thía được điều này là một bước tiến lớn trên chặng đường tiến tới tỉnh thức, an yên, giác ngộ.


Chỉ khi nhìn thấu bản ngã và tâm trí của chính mình, bạn mới bắt đầu giảm bớt đi những sự phóng chiếu và đổ lỗi ra bên ngoài, bớt bám chấp, tìm thấy chút bình an, vững chãi, dù chưa lâu bền, nhưng ít ra bạn cũng bắt đầu đi đúng hướng.


Tuy nhiên, là một người đang sống với gia đình và sống giữa xã hội hiện đại, thực ra mục tiêu của con đường tâm linh mà bạn đã và đang đi chưa phải là để tỉnh thức và giác ngộ hoàn toàn. Mà mục tiêu của con đường tâm linh hiện tại của bạn là đạt tới điểm bình an, cân bằng trong cuộc sống.


Điểm cân bằng này mới chỉ là điểm khởi đầu của hành trình  giác ngộ/ hành trình tỉnh thức mà Đức Phật nói đến - the 'Stream entry'.


Bạn hiện tại đang ở giai đoạn chuẩn bị, giai đoạn tiền đề (pre), tích lũy kiến thức, đi tìm con đường, chứ chưa thực sự bước vào hành trình tu tập tâm linh thực sự, khởi đầu bằng Stream entry. Bằng chứng là bạn đang tìm đọc, tìm nghe về chủ đề liên quan đến tỉnh thức - thức tỉnh tâm linh - tu tập - giác ngộ, ... chứ chưa thực sự hiểu hành trình đó là gì, và đích đến như thế nào.


Khi tới điểm stream entry, bạn không còn khổ sở vì những cảm xúc quằn quại, day dứt, cao trào, không còn nhiều những cái tham, sân, si hiển lộ, vẫn còn, nhưng ẩn khuất hơn, vi tế hơn.


Bản ngã cũng thế, tâm trí cũng vậy, nhẹ nhàng hơn, nhân văn hơn, cân bằng, lạc quan, bình an, hạnh phúc hơn, nhưng vẫn còn thèm khát, bám chấp, vẫn rối ren, mộng mị...


Những khoảnh khắc tưởng như tỉnh thức và giác ngộ thường đến rồi đi, nhưng dù sao, bạn cũng cảm thấy hài lòng hơn, bình an hơn, ý nghĩa hơn, tỉnh thức hơn giữa cuộc đời.


đặc điểm quan trọng của Stream enterer, là bạn không còn hoang mang đâu là cách thức, con đường dẫn tới tỉnh thức/ giác ngộ. Nhờ thế, bạn bắt đầu nỗ lực, và kiên định với con đường thanh lọc tâm trí, thanh lọc bàn ngã, thực hành tâm linh chân chính, không còn là để được bình an, hạnh phúc hơn, tỉnh thức hơn, mà đơn giản, điều đó là lối sống thuận tự nhiên, và là một quá trình diễn ra một cách tự nhiên.


Nếu bạn thật sự thành thật với chính mình, bạn có thể tự nhìn nhận xem bạn đã tỉnh thức hơn hay chưa và đến gần hơn với điểm stream entry này hay chưa. Những tiêu chí để nhìn nhận đó là:

  • bạn hiện tại đã trở nên thêm từ bi, thấu hiểu

  • thêm tĩnh tại, giản dị, chân thành

  • thêm khả năng buông bỏ những khát khao, tham vọng

  • tách mình ra bớt khỏi những suy nghĩ, đánh giá, chê trách, kỳ vọng...

  • có niềm tin, sự thông suốt về con đường tu tập tâm linh chân chính là gì


Bạn có thể vẫn thấy mình hơi lên xuống, hơi bấp bênh, nhưng không còn bị những sự việc, hoàn cảnh dập vùi tơi tả, không còn có những cảm xúc quằn quại, cao trào, tức giận, hờn ghen mãnh liệt...


Bạn vẫn có những yêu - ghét, vẫn có những thèm muốn/ ước mong, vẫn có tính tự phụ/ so sánh/ đánh giá, vẫn dính mắc vào những thói quen, lối sống mà bạn cho là thoải mái, sung sướng, thân thuộc, an toàn... nhưng những điều đó không còn khiến bạn bất chấp và quằn quại nữa.


Bạn bắt đầu tách mình ra khỏi những khát khao liên quan đến thế giới vật chất này nhiều hơn. Những cái tiêu chí mà xã hội đưa ra và cài đặt trong tâm trí bạn vẫn còn đó, vẫn âm ỉ thủ thỉ trong đầu bạn, bạn vẫn còn bám chấp, nhưng không còn bị chúng điều khiển hoàn toàn, không còn đau đáu, bất chấp nghe theo và chạy theo chúng.


Đối với những người hiện đại, thì như thế là đủ!


Nhưng đó chưa phải là tỉnh thức/ giác ngộ. Chỉ là có phần tỉnh táo hơn trước kia.


***

Khi thực sự bước vào điểm khởi đầu của hành trình tỉnh thức/ hành trình giác ngộ chân chính, nó giống như khi bạn bước xuống một dòng sông. Như một dòng chảy tự nhiên, nó sẽ cứ thế cuốn bạn đi về phía biển.


Có ba giai đoạn tiếp theo của tỉnh thức/ giác ngộ sau khi bước vào stream entry: once returner, non-returner và giai đoạn cuối đó là giác ngộ hoàn toàn - trạng thái của những vị Phật hay Arahant - trạng thái Niết Bàn hay perfect peace (trọn vẹn bình an không còn bất cứ mảy may của đau khổ).


Trạng thái tỉnh thức hoàn toàn hay niết bàn, chúng ta sẽ chưa thể đạt được nếu chưa đi qua những giai đoạn trước. Và trong xã hội hiện đại, trong bối cảnh mà những người đang đọc bài viết này, hay đang nghe video này, bạn đang ở trong giai đoạn tìm kiếm và chuẩn bị, chưa bước vào giai đoạn đầu stream entry. Và như vậy, cái đích trước mắt bạn hướng đến, chưa phải là tỉnh thức hay giác ngộ hoàn toàn, mà là: stream entry.


Tuy nhiên, khi gần đến điểm stream entry, chúng ta thường mắc phải ngộ nhận: mình đã tỉnh thức rồi, không còn gì mà phải nỗ lực và tìm kiếm nữa trong đời, cho rằng mình đã bình an, tỉnh thức, giác ngộ, không còn cần phải tu tập, soi chiếu, không còn cần phải sửa đổi, thay đổi bất cứ điều gì...


Bản ngã rất thích nghe điều này! Đây là một sự ngộ nhận và nó cũng sẽ làm cho chúng ta tắc nghẽn khá lâu ở giai đoạn tiền đề này, và đồng thời bản ngã của chúng ta cứ ngày một thổi phóng lên và không chịu nhìn vào những cái tham, sân, si vi tế của chính mình. Có rất nhiều người tưởng như rất 'tỉnh thức', những vị thầy, những nhà chữa lành... khi tiếp xúc bạn vẫn thấy cái tôi của họ vô cùng lớn, và họ vẫn cứ thường xuyên cáu giận, chỉ trích, ganh đua... Vì họ vẫn còn cả một chặng đường dài để soi chiếu, tu sửa, và đang mắc kẹt ở giai đoạn lầm tưởng và ngộ nhận, chưa thực sự nhìn thấu vấn đề của chính mình và chưa thông tỏ về con đường thực sự dẫn tới tỉnh thức, giác ngộ, an yên.


Một người thực sự tỉnh thức/ giác ngộ có những tính chất gì?

Hãy nhìn vào hình tượng Đức Phật!


Đó là khi, một người:

  • thực sự sống trong trạng thái perfect peace - hoàn toàn bình tâm, an - định

  • không còn những nhiễu động của tham/ sân/ si trong tâm tưởng

  • không còn dính mắc vào lầm tưởng về sự tồn tại biệt lập và đặc tính đặc biệt hơn người của cái tôi cá nhân

  • không còn dính mắc vào hình tướng, tương tác, hay những ý niệm nhị phân (thích/ không thích, đúng/ sai, tốt/ xấu)...

  • không có và không còn lạc trôi trong những suy nghĩ, mường tượng, những khái niệm/ định danh, những quan điểm cá nhân, sự so sánh, đánh giá, phân tích, chỉ trích, suy đoán, vv.

  • không còn những hoài nghi, hoang mang về con đường giải thoát khỏi đau khổ, nguyên nhân của đau khổ, và làm nào để bình an, hạnh phúc...

  • không còn thèm khác sự sung túc, danh tiếng, danh phận, ...

  • không có sự ưu tiên những thứ dễ chịu và cũng không trốn tránh, xa lánh những gì khó chịu.

  • không còn một chút mảy may bám chấp vào bất cứ ai hay điều gì

  • không còn sự nghiện ngập, bám chấp vào những suy nghĩ, thói quen trong lối sống

  • không còn những thôi thúc bộc lộ qua lời nói, suy nghĩ, hành động nhằm thể hiện quan điểm của bản thân, hay để khẳng định mình, hay tạo dựng hình tượng, ... mà đơn giản chỉ là sống với lòng từ bi vô điều kiện, bình an, thấu hiểu.


Khi chưa đạt đến cấp độ tỉnh thức này, nếu ta ngộ nhận rằng mình đã đủ tỉnh thức, không có gì phải tu sửa nữa... hãy thành thật soi chiếu chính mình, để biết xem mình đang ở đâu.


Con đường tu tập dẫn dắt bạn đến với tỉnh thức hay giác ngộ là cần thiết khi mà bản ngã còn đang điều hành.


Nỗ lực tu tập lúc này không phải là để đạt được thêm điều gì, mà là để giúp cho tâm thức được sáng tỏ, không bị bản ngã và lập trình tâm trí che mờ. Không đủ nỗ lực quan sát, quán chiếu và tu sửa, ta sẽ mãi chìm sâu trong những tham sân si vi tế và những đau khổ ở đời.


(Nghe thêm những bài giảng tại youtube.com/@hanhtrinhanyen)


người tỉnh thức

444 views0 comments

Comentarios


bottom of page