top of page

Hãy chia sẻ bài viết này để giúp cho những thông điệp và chân lý đến được với nhiều người hơn!

Cảm ơn bạn đã đóng góp vào kiến tạo một xã hội mới đầy thấu cảm, an yên và yêu thương!

 

Ngồi thiền 'chính quy' có cần thiết khi đã ‘chánh niệm’ hay không?

**(Thiền ‘chính quy’ ý là có sự chủ động dành ra một khoảng thời gian nhất định, đều đặn, thường xuyên, cho việc ngồi xuống trong tĩnh lặng một mình, vào tư thế ngồi thiền và thực hành thiền một cách nghiêm túc, có phương pháp, có định hướng).**


Có những đoạn đường, bạn cảm thấy khá ổn trong cuộc sống, không còn những cảm xúc day dứt, cao trào, quằn quại - bạn thấy mình đã có khả năng tập trung/ chú tâm được vào những hành động, công việc bạn đang làm trong thời điểm hiện tại, ví dụ: làm vườn thì chỉ làm vườn, rửa chén thì chỉ rửa chén, quét nhà thì chỉ quét nhà,... không bị mất tập trung - và bạn có dành ra những khoảng thời gian trong ngày để thả lỏng/ thư giãn thân thể và tâm trí, như tập yoga, nghe nhạc nhẹ, tản bộ giữa thiên nhiên, nghe chú/ chép kinh, tụng/ niệm, hay nằm thư giãn dưới dạng thiền nằm, … Khi đó, bạn có thể cho rằng việc ngồi thiền một cách ‘chính quy’ là không cần thiết.


Tuy nhiên, bạn hãy tự đặt câu hỏi:

1. Vì sao những vị thầy giác ngộ chân chính trong suốt chiều dài lịch sử, bao gồm cả Đức Phật, vẫn thường xuyên ngồi thiền? Vì sao việc thực hành thiền (một cách ‘chính quy’) luôn được nhấn mạnh là yếu tố trọng tâm trên con đường giác ngộ của họ?
2. Vì sao bạn lại cảm thấy BẠN không cần ngồi thiền?

Bạn có thể tự suy ngẫm, tự lắng nghe câu trả lời trong chính mình, và tự đưa ra lựa chọn cho bản thân!


Phần tiếp theo trong bài viết này bạn có thể đọc, chiêm nghiệm, soi chiếu, nếu câu trả lời của bạn chưa thực sự sáng tỏ.


***


  1. Vì sao thiền vẫn được thường xuyên thực hành kể cả với những người đã giác ngộ?


  • Sự chú tâm, ý định rõ ràng/ nhất quán, và khả năng tập trung cao độ trong quá trình ngồi thiền cho phép ý thức đi vào được trạng thái thiền sâu hơn khi thực hành thiền ‘chính quy’. Trong trạng thái thiền sâu, những nhận thức sâu sắc về bản chất của bản ngã và thực tại được hé mở và lĩnh hội một cách tự nhiên. Đây là điều kiện thúc đẩy sự thức tỉnh sâu sắc.


  • Sự tĩnh tại và một mình trong quá trình ngồi thiền một cách ‘chính quy’, không có tương tác với những tác nhân bên ngoài hay không bị hòa nhập vào dòng chảy của hành động trong đời sống thường nhật, giúp tạo nên bối cảnh/ những điều kiện tối ưu giúp thiền sư nhanh chóng nhận biết và vượt qua được sự huyên náo và những lập trình tự động/ thói quen vận hành của tâm trí, để an trú trong trường ý thức rộng mở, tĩnh tại, phi nhị nguyên.


  • Thực hành ngồi thiền thường xuyên giúp duy trì nền ý thức tĩnh tại, vững chãi, sáng suốt, trí tuệ và hướng nội. Trên nền tảng đó, khi tham gia vào hay va chạm với những tương tác, hoạt động trong cuộc sống hàng ngày, người đó có thể duy trì khả năng quan sát, nhận biết, chánh niệm và sự chú tâm quan sát được sâu hơn, lâu hơn.


  • Những chân lý tâm linh vi tế và sâu rộng được tiếp nhận và tích hợp hiệu quả nhất trong trạng thái ý thức rộng mở, tĩnh tại, và có định hướng của tâm trí trong trạng thái thiền sâu, mà khó có thể được nhận biết, lĩnh hội một cách sâu xa trong thiền động, thiền thư giãn hay trạng thái thiền tự phát trong đời sống thường nhật, bởi những hình thức này thiếu đi sự tĩnh lặng hoàn toàn của thân & tâm khi có sự hòa nhập vào những hành động, tương tác với các yếu tố ngoại cảnh, và thiếu đi intention - ý định/ định hướng trong việc tiếp nhận chân lý.


2. Có một số rất ít những bậc giác ngộ không thực hành thiền tĩnh mà chỉ thiền động, hay nói cách khác, thiền trong các hoạt động, và bạn nghĩ rằng bạn có thể giác ngộ theo cách đó?


Đúng là có một số ít người trong một số điều kiện/ hoàn cảnh đặc biệt, duyên nghiệp/ căn cơ từ trước, có thể giác ngộ mà không cần đến thực hành thiền ‘chính quy’!


Tuy nhiên hãy cân nhắc một điều:


Vì sao bạn cảm thấy BẠN không cần ngồi thiền (một cách ‘chính quy’)?

Khoan nói về những bậc giác ngộ ít ỏi trên thế giới trong chiều dài lịch sử mà không cần ngồi thiền mà chỉ cần thiền trong các hoạt động của đời sống! Câu hỏi ở đây không phải là: vì sao HỌ không cần ngồi thiền! Mà câu hỏi bạn cần tự vấn là:


Vì sao bạn nghĩ rằng BẠN (chính BẠN ấy!) lại không cần ngồi thiền mà mọi hoạt động trong đời sống đã là thiền rồi?!

Cân nhắc kỹ câu hỏi này!


Đâu đó trong bạn, bạn đang cho rằng BẠN là 1 trong số vô cùng ít ỏi những bậc giác ngộ kia?!


Bản ngã của bạn thủ thỉ rằng: bạn đủ chánh niệm, đủ tỉnh thức, đủ tinh tế, đủ trí tuệ, đủ hiểu biết, đủ kỹ năng quan sát và nhận biết … nên không cần đến sự rèn luyện tẻ nhạt của việc ngồi thiền, nó chỉ khiến cái lưng bạn đau, cái mắt muốn díp lại?!


Bạn không cần phải trả lời hay phân bua với bất kỳ ai khác! Mà chỉ cần tự vấn và thành thật soi chiếu chính mình!


Đây là một cái bẫy mà mỗi người đi tìm chân lý cần phải tỉnh táo nhận biết và vượt qua! Bản ngã và tâm trí bạn thủ thỉ rằng bạn không cần ngồi thiền mỗi ngày, bởi nó lười, nó sợ, và nó tự cao tự đại.


***

Những chia sẻ này không phải là một sự chỉ trích/ đánh giá, mà là những điều Athena đúc rút lại qua trải nghiệm, quan sát, chiêm nghiệm.


Bạn hãy đơn giản là soi vào bài viết như nhìn vào một tấm gương phản chiếu để nhìn sâu hơn vào chính mình, phát hiện những sự kháng cự, những lý lẽ vi tế của bản ngã, để tỉnh táo trên hành trình của mình!


--

Athena



27 views2 comments

2 Comments


hue trinh
hue trinh
Nov 12

Cảm ơn chị Athena. Đọc những bài post của chị em như dc chỉ dẫn cụ thể, được nhắc nhở mỗi ngày. E cảm ơn chị nhiều. Love Athena!

Like

Cảm ơn Ad ạ

Like
bottom of page